Thiên hà PKS 2014-55 cách Trái Đất khoảng 800 triệu năm ánh sáng, có lỗ đen siêu lớn đang hoạt động, nó có hình dạng giống hai boomerang. Trong các thiên hà có lỗ đen siêu lớn đang hoạt động, các nhà thiên văn học thường nhìn thấy các tia lửa đôi phun ra từ trung tâm của chúng. Các tia này thường phun ra ngoài không gian theo các hướng ngược nhau. Nhưng trong thiên hà này và các thiên hà dạng chữ X, lỗ đen lại không hoạt động như vậy. Do đó chúng có hình dạng chữ X kì lạ.
Lý do tại sao các thiên hà này có hình dạng kỳ lạ như vậy trước đây vẫn chưa được biết đến. Nhưng nhờ các chi tiết mới được phát hiện bởi kính viễn vọng vô tuyến MeerKAT ở Nam Phi, các nhà thiên văn đã tìm ra lời giải thích. Các tia sóng vô tuyến mạnh được biểu thị bằng màu xanh lam của PKS 2014-55, kéo dài 2,5 triệu năm ánh sáng vào không gian, được quay trở lại thiên hà khi chúng gặp phải áp suất của khí giữa các thiên hà. Nhưng khi vật chất rơi trở lại trung tâm của thiên hà, nó bị lệch hướng bởi áp suất khí cao hơn gần trung tâm và thay vào đó cong ra ngoài, tạo ra các nhánh nằm ngang của boomerang.
Đài quan sát ASKAP sẽ nghiên cứu về thiên hà PKS 2014-55. Kính viễn vọng ASKAP sử dụng để chụp PKS 2014-55 là một mảng gồm 36 đĩa vô tuyến được bố trí theo hình dạng có đường kính sáu km. Cùng với nhau, các đĩa này tạo nên một kính viễn vọng vô tuyến lớn sử dụng chuyển động quay của Trái Đất để tạo ra hình ảnh sắc nét về các nguồn thiên văn gần và xa.
Mỗi đĩa rộng 12m và được trang bị công nghệ mới do CSIRO và các đối tác trong ngành phát triển. ASKAP là một máy khảo sát nhanh, chụp ảnh vô tuyến trên các khu vực rất rộng của bầu trời. Một số cuộc khảo sát về toàn bộ bầu trời dự kiến sẽ bắt đầu vào năm tới.
Thiên hà PKS 2014-55 một kì quan của vũ trụ, thiên hà kì lạ, đẹp rực rỡ. Hãy theo dõi meZOOM Không khoảng cách để biết thêm về các thông tin thiên văn thú vị nhé.
Tham khảo
Tinh vân Orion rất hiếm để nhìn thấy bằng mắt thường
Ngôi sao lớn nhất trong vũ trụ
Các hồ nước mặn được tìm thấy bên dưới bề mặt Sao Hỏa