Các nhà vật lý thiên văn giờ đây có thể ghép lại quá khứ của Mặt trăng, bao gồm vai trò của từ trường xung quanh nó.
Theo nghiên cứu mới nhất, Mặt trăng từng có từ trường che chắn cho chính nó. Đồng thời là lá chắn đã giúp Trái đất sống sót trước cơn cuồng nộ của Mặt trời.
James Green, nhà khoa học của NASA và là tác giả của bài báo đăng trên tạp chí Science Advances. Ông cho biết: “Chúng tôi đã mang về những tảng đá từ chương trình Apollo. Trong những tảng đá đó, là dấu vết từ trường còn sót lại từ quá khứ của Mặt trăng.
50 năm trước, các phi hành gia đã thu thập hơn 800 pound đá từ Mặt trăng. Trong đó, một số tảng nằm ẩn mình trong vùng bị che khuất vĩnh viễn của nó. Những tảng đá đó lưu giữ bằng chứng về lịch sử của Mặt trăng. Khi các tảng đá hình thành, các nguyên tử quay trong các tảng đá thẳng hàng với các đường sức từ của Mặt trăng. Giờ đây, Green và đồng nghiệp của ông đã xây dựng một mô phỏng dựa trên quá trình đó. Với mục đích mô hình hóa từ trường của Mặt trăng trông như thế nào? Và cuối cùng nó biến mất ra sao?
Những ngày đầu của hệ mặt trời, một vật thể có kích thước bằng sao Hỏa đâm vào Trái đất. Nó có tên là Theia. Những mảnh vụn mà nó tạo ra sau khi đâm xuống Trái đất đã bay vào không gian và hình thành nên Mặt trăng. Khởi đầu chỉ cách 3 lần bán kính Trái đất và dần dần di chuyển ra ngoài.
Mô hình của Green cho thấy lõi nhỏ, nóng của Mặt trăng và hoạt động núi lửa đã tạo ra từ trường. Chúng có khả năng mạnh nhất vào khoảng 4 tỷ năm trước. Mặt trăng đủ gần để từ trường của nó kết nối với Trái đất. Nó giống như một cặp bong bóng hợp nhất. Điều này giúp bảo vệ bầu khí quyển non trẻ của Trái đất khỏi bị gió Mặt trời thổi bay.
Nhưng từ trường mạnh của Mặt trăng chỉ tồn tại trong vài trăm triệu năm. Khi lực hấp dẫn của Trái đất tác động lên hình dạng sần sùi của Mặt trăng, nó ngừng quay, lõi nguội đi và nó không thể duy trì từ trường nữa. Từ trường và bầu khí quyển của nó có lẽ đã biến mất nhanh chóng khoảng 3,3 tỷ năm trước. Nếu không có sự bảo vệ từ tính đó, Mặt trăng ngày nay và bất kỳ phi hành gia nào trên bề mặt, sẽ dễ bị tổn thương hơn bởi thời tiết không gian, bao gồm cả bão Mặt trời và tia Vũ trụ.
Theo dõi meZOOM Không Khoảng Cách để cập nhật những kiến thức thiên văn hay nhất mỗi tuần nhé. Và nếu bạn đang muốn sở hữu cho mình một chiếc kính thiên văn chính hãng chất lượng mà còn đang phân vân thì hãy liên hệ ngay với chúng mình để được tư vấn kĩ nhất nha. Xin chào và hẹn gặp lại các bạn ở những chủ đề tiếp theo !