fbpx

Tháng 5 năm 2020 Việt Nam sẽ chào đón hiện tượng thiên văn thú vị nào?

Vào tháng 4 năm 2020 những người yêu thích thiên văn học đã có cơ hội chiêm ngưỡng được các sự kiện thiên văn thú vị hấp dẫn là Siêu trăng hồng (8/4) và Mưa sao băng Lyrids (22, 23/4). Quả thực, rất hiếm khi lại có thể chiêm ngưỡng mưa sao băng. Vậy mưa sao băng là gì ? Tháng 5 năm 2020 Việt Nam sẽ chào đón hiện tượng thiên văn đáng chú ý nào? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé!!!

Mưa sao băng

Một trận mưa sao băng là một sự kiện thiên thể, trong đó con người quan sát được một số thiên thạch tỏa sáng, hoặc bắt nguồn từ cùng một điểm trên bầu trời đêm. Những thiên thạch này là do các dòng bụi vũ trụ đi vào bầu khí quyển Trái Đất với tốc độ rất cao trên quỹ đạo song song. Các bụi thiên thạch này nhỏ hơn một hạt cát, vì vậy hầu hết chúng đều tan rã và không bao giờ chạm vào bề mặt Trái Đất. Những trận mưa sao băng dữ dội hoặc bất thường được biết đến như những cơn bão sao băng và bão thiên thạch, có thể tạo ra hơn 1.000 thiên thạch mỗi giờ. Trung tâm Dữ liệu Sao băng liệt kê khoảng 600 mưa sao băng còn đang nghi ngờ trong đó khoảng 100 mưa sao băng được khẳng định chính thức.

Mưa sao băng hầu như xuất hiện vào những thời điểm giống nhau trong một năm. Nguyên nhân do các hạt bụi vũ trụ phân bố theo quỹ đạo hình elip và quay quanh Mặt Trời theo chu kì nhất định. Nếu quỹ đạo của Trái Đất cắt ngang quỹ đạo của một đám bụi vũ trụ nào đó thì ít nhất mỗi năm vào đúng thời điểm nhất định, Trái Đất sẽ một lần xuyên qua lớp bụi vũ trụ đó và xảy ra hiện tượng mưa sao băng trong thời gian đó. Khi Trái Đất bay vào vùng có nhiều thiên thạch thì sẽ thường xuyên xảy ra hiện tượng mưa sao băng hơn. Và tháng 5 này chúng ta cùng chào đón sự trở lại của các sao băng Eta Aquarids vào đầu tháng.

mưa sao băng

Mưa sao băng Eta Aquarids vào ngày 6, 7 tháng 5

Mưa sao băng Eta Aquarid (còn được gọi là mưa sao băng Bảo Bình η) là một mưa sao băng trên mức trung bình, với khoảng 60 sao băng một giờ ở cực điểm. Hầu hết sao băng sẽ quan sát được ở Nam bán cầu. Ở Bắc bán cầu, tần suất chỉ đạt khoảng 30 sao băng mỗi giờ.

Trận mưa sao băng này được cho là xuất phát từ tàn dư bụi để lại của sao chổi Halley. Các mảnh vụn (các thiên thạch) của sao chổi này khi đi qua quỹ đạo trái đất để lại nhiều mảnh vụn lao vào bầu khí quyển tạo thành rất nhiều sao băng có thể nhìn thấy từ mặt đất. Sao chổi Halley là sao chổi chu kỳ ngắn, cứ 76 năm nó lại tới gần Mặt Trời và có thể được quan sát từ Trái Đất.

Mưa sao băng Eta Aquarids thường xảy ra hàng năm từ 29/04 đến 28/05, cực điểm của năm nay vào đêm ngày 06/05, rạng sáng này 07/05. Thật không may, Mặt Trăng ở pha trăng tròn nên ánh sáng của trăng sẽ che lấp hầu như tất cả sao băng, ngoại trừ những vệt sao băng sáng nhất. Nhưng nếu kiên nhẫn, bạn vẫn có thể sẽ nhìn được một vài vệt sao băng đẹp.

Thời gian quan sát tốt nhất là sau nửa đêm tại khu vực tối, thoáng đãng. Sao băng xuất hiện từ phía chòm sao Aquarius (Bảo Bình), nhưng cũng có thể xuất hiện bất cứ nơi nào trên bầu trời. Bạn nên chọn khu vực tối, thoáng đãng, ít ánh sáng đèn và ô nhiễm không khí. Và bằng mắt thường, bạn đã có thể nhìn thấy sao băng. Hoặc bạn có thể chuẩn bị một chiếc ống nhòm có khoảng nhìn rộng, nó sẽ rút ngắn khoảng cách giữa bạn và những ngôi sao băng đi rất nhiều, bạn sẽ quan sát được những ngôi sao băng tốt hơn. 

mưa sao băng

Và cũng trong thời gian mưa sao băng này hoạt động mạnh nhất, chúng ta sẽ chiêm ngưỡng siêu trăng lần cuối cùng trong năm.

Trăng tròn, Siêu trăng vào ngày 7 tháng 5

Siêu trăng năm 2020 tính tới nay là lần thứ 4. Các lần trước là 9/2, 10/3, 8/4 và lần này là 7/5. Lần này sẽ là Siêu Trăng cuối cùng trong năm 2020 này.

Mặt Trăng sẽ nằm đối diện với Mặt Trời khi quan sát từ Trái Đất và phần hướng về Trái Đất của Mặt Trăng sẽ được chiếu sáng toàn bộ. Thời điểm diễn ra, xảy ra lúc 17:45 UTC+7 (giờ Việt Nam). Lần trăng tròn này được những bộ tộc châu Mỹ bản địa thời xưa gọi là Trăng Hoa (Full Flower Moon). Bởi vì đây là khoảng thời gian những bông hoa mùa xuân xuất hiện nhiều nhất. Lần trăng này cũng được biết đến là Trăng Trồng ngô (Corn Planting Moon) và Trăng Sữa (Milk Moon).

siêu trăng

Như vậy 4 tháng liên tiếp chúng ta đã được chiêm ngưỡng hiện tượng thiên văn siêu trăng này. Đặc biệt là siêu trăng hồng 8/4. Mặt Trăng sẽ ở vị trí rất gần Trái Đất nên trông to hơn và sáng hơn bình thường một chút.

Trăng mới vào ngày 23 tháng 5

Mặt Trăng sẽ ở cùng phía Mặt Trời khi nhìn từ Trái Đất. Và sẽ không thể quan sát được trên bầu trời đêm. Pha này xảy ra lúc 00:39 (giờ Việt Nam).

Đây sẽ là khoảng thời gian tuyệt nhất trong tháng để quan sát những thiên thể mờ như thiên hà và các cụm sao. Vì không bị ảnh hưởng bởi ánh trăng.

trăng mới

Trên đây là các hiện tượng thiên văn đáng chú ý vào tháng 5 này. Quả thật đây đều là những sự kiện vô cùng hấp dẫn và thú vị đúng không nào? Mezoom xin chúc các bạn có những trải nghiệm đầy lý thú với các sự kiện này.

Tham khảo:

Hợp nhất thiên hà. Hình ảnh kỳ diệu khi 2 thiên hà hợp nhất thành một
Các chòm sao trên bầu trời mùa xuân và truyền thuyết về các chòm sao
Các chòm sao bạn cần biết trên bầu trời mùa hè và truyền thuyết về một số chòm sao

Trả lời